Hành khách khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay quốc tế xuất phát từ lãnh thổ Viện Nam phải xuất trình Hộ chiếu hoặc Giấy thông hành hoặc giấy tờ khác có giá trị xuất, nhập cảnh theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là hộ chiếu); trường hợp trẻ em không có hộ chiếu riêng thì họ tên, ngày tháng năm sinh và ảnh của trẻ em được ghi và dán vào giấy tờ của người đại diên theo pháp luật, bao gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi hoặc người giám hộ.
Hành khách, khi làm thủ tục đi máy bay trên các chuyến bay nội địa phải xuất trình:
Điều gì được chấp nhận ở Châu Á:Châu Á là châu lục có sự khác nhau giữa các quốc gia trong tập quán tip.Ở Nhật, Tip là một hành vi xúc phạm ở bất cứ trường hợp nào, nhưng ở Trung Quốc, tip 3% là thích hợp ở các nhà hàng, trong khi ở Hong Kong là 10 – 15% nếu tiền tip chưa được tính trong hóa đơn. Nếu đi taxi, bạn không cần tip ở Trung Quốc, nhưng ở Hong Kong, bạn nên làm tròn tiền đi xe đến 1 đôla.Ở cả Trung Quốc và Hong Kong, bạn nên trả nhân viên khuân vác của khách sạn khoảng 2 – 3 đôla / túi đồ, đặc biệt là ở các khách sạn sang trọng và 3 – 5 đôla khi bạn yêu cầu nhân viên giữ cửa giúp các dịch vụ cơ bản. Bạn cần phải tăng tiền thưởng tùy độ phức tạp của công việc.Còn ở Mỹ?
Thực ra, việc bạn phải tip ở Mỹ không phải lúc nào cũng rõ ràng. Thông thường là tip 15% ở nhà hàng, nếu bạn đi ăn ở những địa điểm lịch sự hơn như nhà hàng French Laundry ở Napa Valley, bạn nên tip ít nhất là 20%.
Nếu bạn đi taxi ở những thành phố như New York hay Chicago, bạn nên tip 15%, nhưng đối với các thành phố và thị trấn nhỏ hơn, bạn chỉ cần làm tròn số tiền lên đến 1 đôla là được. Nếu bạn check-in vào khách sạn, bạn nên đưa cho nhân viên khuân vác 1 đôla/túi đồ, nhưng nếu bạn ở lại những khách sạn sang trọng hơn như Four Seasons hoặc Ritz-Carlton, 2 – 5 đôla là hợp lí. Đối với những túi hành lí nặng, bạn cũng nên trả cao hơn.
Đối với những người giữ cửa, tip 3 – 5 đôla cho những dịch vụ cơ bản, như sắp xếp đi lại ra sân bay. Nếu anh ta hoàn thành tốt những yêu cầu phức tạp, như sắp xếp cho bạn một bàn ăn ngay lập tức lúc 8 giờ tối ở một nhà hàng, trong khi thông thường người ta phải đặt trước cả tuần, bạn nên tip ít nhất là 20 đôla hoặc hơn.
Hãy làm theo những lời khuyên này bạn sẽ ít bị rủi ro hoặc phân vân khi đi du lịch các nơi trên thế giới.
Tại Việt Nam
Việc tip ở Việt Nam không phổ biến lắm, nhưng thi thoảng tại các nhà hàng khách sạn, người nước ngoài có thói quen vẫn trả tiền này. Không phải ai cũng trả vì rất nhiều khách nước ngoài trước khi sang Việt Nam đều đọc kỹ các tài liệu như Lonely Planet để biết tip có phải là khoản tiền bắt buộc hay không.
Tuy vậy, nếu có tiền “tip” thì mọi sự sẽ vui vẻ hơn. Các khách sạn và nhà hàng lớn cũng không bắt nhân viên phải từ chối.
Một trong những cách “tip” phổ biến ở Việt Nam là không lấy lại tiền lẻ thừa. Trong nhiều trường hợp, các tài xế taxi “ranh mãnh” có thể còn lấy “tip cưỡng bức” bằng cách nói không có tiền lẻ trả lại (ai mà đi lục túi họ xem quả thật có tiền lẻ hay không?!)
Trên thế giới, dịch vụ hành lý quá cước đã xuất hiện từ những năm 1990, đáp ứng nhu cầu của hành khách có quá nhiều hành lý mang cùng với chuyến bay.
Với những quy định về hạn chế hành lý của các hãng hàng không đối với hành khách như tuyến đường đi Châu Âu là 20 – 30kg / vé hạng phổ thông, nếu hành khách đem quá số ký quy định sẽ phải đóng khoảng 40 USD / kg từ ký lô thứ 21 hoặc 31 trở lên.
Hiện nay, dịch vụ này cũng đã xuất hiện tại Việt Nam với tên sản phẩm là V-BAG, cung cấp giải pháp tiết kiệm từ 70 – 75% giá cước hành khách phải đóng cho số ký lô vượt quá quy định của nhà chuyên chở; từ 40 USD / kg phải đóng đi Châu Âu, hành khách chỉ còn phải đóng từ 15 USD / kg với mứa ký lô tối thiểu là 15 kg. nếu mức ký lo gởi càng tăng thì giá cước của dịch vụ hành lý quá cước càng giảm, khoảng 10 USD / kg với mức ký lô gởi từ 45 – 70 kg…
Lợi ích của hành lý quá cước
Cung cấp giải pháp cho hàng chuyên chở luôn gặp phải khó khăn khi giải thích và yêu cầu khách hàng đóng cước.
Nhân viên làm thủ tục luôn gặp khó khăn, cản trở khi yêu cầu hành khách đóng tiền hành lý quá cước. Hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ này sẽ là giái pháp để “chuyên chở hành lý quá cước của khách hàng một cách không gián tiếp”.
Nhân viên làm thủ tục và nhân viên của hãng vận chuyển hành khách sẽ không phải đối mặt với tình trạng chuyến bay có nguy cơ bị chậm trễ do những phiền hà của thủ tục hành lý quá cước gây ra.
Về phía hành khách
Họ sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ phục vụ hành lý quá cước vì hành lý của họ được vận chuyển như hành lý không đi cùng tại nhà ga cũng như tại điểm khởi hành.
Họ có thể tiết kiệm được một khoản tiền lớn phải dùng vào việc đóng hành lý quá cước cho hãng vận chuyển hành khách. Thay vào đó, họ có thể cho tiêu thêm vào việc mua sắm và giải trí tại sân bay.
Về phía sân bay
Cơ quan quản lý và điều hành sân bay sẽ được xem như một nhân tố tích cực khi tạo điều kiện cho nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng về việc cung cấp thêm nhiều tiện ích của nhà ga hành khách.
Việc điều hành và quản lý của sân bay nói chung và nhà ga hành khách nói riêng được xem như chuyên nghiệp, đa dạng và độc đáo.
Việc tạo điều kiện cho nhà cung cấp dịch vụ cũng như khách hàng sẽ tạo nên môi trường thân thiện, thoải mái tại sân bay khi đáp ứng được nhu cầu đi lại đa dạng của hành khách.
Như tất cả công dân Việt Nam, nếu có hộ chiếu, bạn có thể phỏng vấn để xin visa du lịch. Bạn nên tìm hiểu thêm thông tin qua trang thông tin của Tổng Lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM để nắm bắt và chuẩn bị các thủ tục cần phải có cho chuyến du lịch của mình.
Tuy nhiên, bạn nên liên hệ đăng ký tour tại các công ty du lịch có uy tín. Việc đăng ký tour của bạn sẽ đồng thời bạn được nhận các yêu cầu, các thủ tục để chuyến du lịch được thực hiện một cách tốt đẹp.
Một số kinh nghiệm dành cho bạn khi phỏng vấn xin visa đi Mỹ:
Bước 1: Sau khi đã có hộ chiếu, để đăng ký ngày hẹn phỏng vấn, bạn phải đóng lệ phí xin cấp thị thực không hoàn trả tại ngân hàng Citibank.
Bước 2: Hoàn tất các mẫu đơn xin cấp thị thực. Bằng cách sử dụng mẫu đơn điện tử có sẵn trên mạng, bạn đã có thể tiết kiệm được thời gian quý báu của mình trong ngày phỏng vấn.
Bước 3: Phải có sẵn hình thẻ để làm thị thực.
Bước 4: Thu thập các giấy tờ hỗ trợ được yêu cầu đính kèm với đơn xin cấp thị thực.
Bước 5: Đến Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ vào ngày và giờ trên phiếu hẹn để nộp đơn xin cấp thị thực và phỏng vấn với viên chức Lãnh sự Hoa Kỳ. Đơn xin cấp thị thực của bạn sẽ không được chấp nhận nếu bạn đến sau 10g30 sáng vào ngày hẹn phỏng vấn. Bạn sẽ không được phép mang theo bất kỳ một thiết bị điện tử nào vào bên trong lãnh sự bao gồm cả điện thoại di động. Nếu đơn xin cấp thị thực của bạn được chấp thuận thì thị thực sẽ được cấp vào lúc 3g chiều ngày làm việc tiếp theo.
Ngày hẹn phỏng vấn : Ngày hẹn phỏng vấn sẽ được cấp tại ngân hàng Citibank, Toà nhà Sun Wah, 115 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM ngay sau khi đóng lệ phí thị thực 100 đô la Mỹ.
Khi tham quan Cung điện Hoàng gia Thái Lan, có những yêu cầu khắt khe như sau: nam phải mặc quần áo trang trọng, không mặc quần soọc và không mang dép lê; nữ ăn mặc kín đáo lịch sự, không mặc váy ngắn, quần áo mỏng, áo không cánh tay, quần bó, dép không quai hậu… Nếu vi phạm những qui định này sẽ không được vào tham quan. Trong bất kỳ trường hợp nào, phụ nữ cũng không được chạm hay đưa, nhận bất cứ vật gì trực tiếp cho các sư ông.
Phần đông người Thái theo đạo Phật. Hình tượng Đức Phật rất được tôn kính ở đất nước này. Du khách không nên mang giày dép vào những nơi có hình ảnh Đức Phật, không nên leo trèo lên bất kỳ tượng Phật nào và luôn ăn mặc nghiêm túc khi đến những nơi thờ cúng. Những hành động xúc phạm đến tín ngưỡng có thể bị phạt tù, không loại trừ cả đối với du khách nước ngoài.
Không xoa đầu người khác, dù đó là trẻ em. Đối với người Thái đầu là nơi thiêng liêng nhất.
Người Thái quan niệm chân bao giờ cũng là phần bẩn nhất nên khi ngồi khách tránh để chân lên bàn. Không được dùng chân để chỉ vật gì hay chạm vào thân thể người khác vì điều này bị xem là thô lỗ. Khi ngồi tréo chân nhất thiết không được để chân hướng về phía ai đó, đặc biệt là tượng Phật hay ảnh vua. Trước khi bước vào nhà người Thái, du khách phải bỏ giày dép ra.
Hầu hết các khách sạn ở Thái Lan không trang bị kem đánh răng, bàn chải đánh răng, dép đi trong phòng. Vì vậy, đến Thái Lan, du khách phải tự chuẩn bị những vật dụng này
Đi du lịch Malaysia dưới 30 ngày, du khách không cần xin visa. Ở Malaysia, máy ảnh, đồng hồ, bút mực, máy radio – cassette cầm tay, nước hoa, mỹ phẩm, bật lửa được miễn thuế. Du khách mang theo hàng thuộc diện phải nộp thuế (bao gồm quần áo, phụ kiện quần áo, đồ trang sức, túi xách tay, rượu mạnh…) phải đặt cọc một số tiền để tạm nhập. Khi rời khỏi Malaysia, du khách xuất trình món hàng đó và biên lai thu tiền cọc, sẽ được trả khoảng 50% số tiền thu ban đầu.
Giờ Malaysia trước 1 tiếng đồng hồ so với giờ Việt Nam. Cửa hàng bách hóa và siêu thị thường mở cửa từ 10 giờ sáng đến 22 giờ, còn cửa hiệu nhỏ thường mở cửa từ 9 giờ 30 phút đến 17 giờ. Ở Thủ đô Kuala Lumpur và hầu hết các thành phố lớn đều có cửa hàng mở cửa 24/24 giờ
Tiền Malaysia là Ringgit Malaysia (RM). Đến Malaysia, du khách nên đổi tiền RM tại sân bay hoặc các ngân hàng. Tại các siêu thị, các điểm vui chơi đổi tiền giá chênh lệch nhiều. Thẻ tín dụng chỉ được sử dụng ở các thành phố lớn và một số tỉnh nông thôn.
Phương tiện đi lại ở Malaysia chủ yếu là taxi. Đi taxi, du khách lưu ý là yêu cầu lái xe bật đồng hồ để tính tiền.
Đa số người dân Malaysia theo đạo Hồi. Khi vào thăm nhà thờ Hồi giáo, du khách phải để giày, dép ở ngoài. Một số nhà thờ Hồi giáo cung cấp khăn, áo choàng cho khách khi vào. Gặp nhau, người Malaysia thường có thói quen sờ vào lòng bàn tay của người kia, sau đó chắp hai bàn tay lại. Dùng tay phải khi ăn, đưa hay nhận đồ vật bởi vì họ cho rằng tay trái không trong sạch. Ở Malaysia, màu vàng là màu chuyên dùng của vương công quý tộc, khách không nên mặc quần áo màu vàng trong các hoạt động chính thức hoặc tham quan hoàng cung
Nếu muốn nghỉ homestay hoặc đến thăm gia đình người Malaysia, du khách nên gọi điện trước. Khi vào nhà người Malaysia, du khách nhớ để giày, dép ở ngoài. Khách đến nhà chơi thường được chủ nhà mời đồ uống, bạn nên lịch sự đón nhận. Người Malaysia không thích người khác so sánh mức sống của họ với người dân nước khác. Quà tặng tốt nhất cho các đối tác làm ăn ở Malaysia là bút, sổ công tác, danh thiếp và những đồ vật mang dấu công ty của đối tác, nhưng không nên tặng rượu (trừ người Hoa).
Một số kinh nghiệm khác bạn không thể bỏ qua:
Maylaya cái tên mà tôi ấn tượng ngay lần đầu đến Malayxia, đây là tên cũ khi sáp nhập Singapore vào người ta mới đổi tên là Malayxia. Nhưng cũng chỉ hai năm sau người Sing (chủ yếu gốc Trung Quốc) lại tách ra (1965).
Ấn tượng đầu tiên về Malaya đó là hệ thống giao thống rất tốt, khoảng 800km đường xuyên đất nước, đi lại không một tiếng còi xe, không có người đi bộ hay bất kỳ phương tiện nào bằng ngang qua đường. Cũng dễ hiểu khi mà trước hết đất đai của họ bằng nước ta còn dân số thì chỉ bằng 1/4…
Ấn tượng thứ hai đó là Đạo Hồi, khoảng 2/3 dân ở đây theo Đạo Hồi. Vì thế mà “trùm kín” có thể nói là dễ gặp ở đây. Ngay cả sáng sớm chúng ta có thể nghe tiếng cầu nguyện như là tiếng nhạc tập thể dục buổi sáng ở ta vậy. Và bạn cũng đừng bất ngờ khi mà ở trong phòng luôn có cái mũi tên trên trần nhà. Đó là hướng chỉ về thành địa Mac – Ca của người Hồi Giáo, làm phương hướng để họ ngồi cầu nguyện.
Điểm xuất phát của Malaya cũng muộn và thấp như nhiều nước trong khu vực, ấy vậy mà chỉ trong vòng 20-30 năm gần đây. Malaya đã tiến những bước dài vững chắc, đáng để nhiều nước học tập…
Nơi đây đúng là nơi để mọi người tiêu tiền, nhất là đánh bạc. Các khách sạn được nói với nhau bởi hệ thống thang cuốn có mái che, và chúng ta cứ cuộc bộ thoải mái. Trong đó là nhiều cửa hàng thời trang, quà lưu niệm, các trò chơi, từ bay đến xứ sở của Nàng Công chúa Tuyết hay bay lên Vũ trụ với hình thức “không trọng lượng”… Nhưng trò chơi mà tôi nhớ mãi đó là cái món “Giã gạo”. Bạn ngồi mấp mé vào ghế, mỗi lần chơi có 12 người ngồi bốn phía ở một cái cột cao khoảng 50-70mm gì đó. Họ kéo từ từ lên đỉnh, lúc tôi chơi mây lượn lờ ngay dưới chân. Lúc đó chỉ có nước muốn xin xuống vì nhìn từ trên cao xuống mà phát hoảng. Tôi nín thở chờ đợi, đợi lần 1 chưa thấy gì, lại nín thở lần 2, vẫn chưa thấy gì… rồi đột nhiên cảm giác bị thả tự do xuống mặt đất ập tới. Muốn hét cũng không hét được, ruột gan như muốn bay bổng lên không trung, gần xuống tới mặt đất. Máy lại kéo tung chúng tôi lên trời, cứ như vậy 3-4 lần gì đó cho đến khi hết. Thật hú vía, nhưng lại vẫn muốn chơi tiếp .
Món tiêu khiển và tiêu tiền thứ hai phải kể đến ở đây là đánh bạc, tôi thực sự cũng không ham hố lắm. Nhưng 01 tối thức xuyên đêm ở đây đúng là phải nghĩ lại, nơi đây thực sự là đỉnh cao của công nghệ “moi tiền”. Bạn có thể tham gia rất nhiều trò đánh bạc mà không biết chán, chỉ có điều uy nhất là chúng ta phải xác định mình định mua “tài sản tinh thần” nay trong hạn mức bao nhiêu nhé.
Tất nhiên máy ảnh không được mang vào chỗ đánh bạc, ngoài ra bạn còn phải ăn mặc chỉnh tề một chút, không kiểu “ta ba lô” được. Nghe nói chủ của Cao nguyên là một người đàn ông gốc Trung Quốc, ô ta và một vài người Trung quốc khác là những người giàu nhất Malaya.
Singapore nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa với khí hậu nóng ẩm. Du khách nên mặc quần áo bằng chất liệu cotton nhẹ, thoáng mát để có thể dễ dàng hút nhiệt. Mang giày nhẹ, mềm và quen chân vì bạn sẽ phải đi bộ và xếp hàng rất nhiều. Nên đem theo bên mình một cây dù xếp để đề phòng những cơn mưa nhiệt đới bất chợt.
Du khách nên mang điện thi di động khi đi du lịch Singapore. Tại Singapore, du khách có thể chọn một trong ba hãng điện thoại là Singtel, M1 và Starhub để mua sim nạp tiền vào gọi về Việt Nam, tiện hơn là lệ thuộc vào điện thoại công cộng dùng thẻ.Giá sim dao động từ 150.000 – 300.000 đồng Việt Nam (tùy hãng và thời gian sử dụng). Mỗi hãng có mã số gọi đi quốc tế khác nhau, nên du khách cần hỏi kỹ người bán khi mua thẻ.
Đơn vị tiền tệ của Singapore là Singapore dollar. Tiền Singapore dollar có thể đổi tại sân bay, ngân hàng, khách sạn hay các quầy đổi tiền có giấy phép tại các chợ. Những quầy thu đổi ngoại tệ có giấy phép thường có giá thu vào cao hơn và giá bán ra rẻ hơn so với hầu hết các ngân hàng và khách sạn.
Cước xe taxi ở Singapore rất đắt và phải đến trạm taxi xếp hàng chờ đợi đến phiên chứ không có sẵn trên đường như Việt Nam. Đi taxi cho dù là ngồi ở vị trí nào cũng phải nhớ thắt dây an toàn, nếu không thì sẽ bị phạt nặng.
Xe buýt và tàu điện ngầm là phương tiện di chuyển tiện dụng và thích hợp nhất ở Singapore. Chỉ cần bỏ ra chừng 10 phút là bạn có thể biết được cách thức đón một chuyến tàu điện ngầm hay xe buýt qua sơ đồ trạm dừng luôn có sẵn trong khách sạn. Xe buýt Singapore không có nhân viên thu tiền nên bạn phải chuẩn bị sẵn các đồng tiền xu, bỏ vào hộp cạnh tài xế và vé sẽ được tự động in ra. Khi sắp đến trạm muốn xuống, bạn chỉ cần ấn nút màu đỏ trên xe.
Mua sắm là một thú vui không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Singapore. Muốn mua đồ hiệu, bạn nên tới các trung tâm thương mại lớn như Suntec City, Orchard Road; cần đồ điện tử thì ghé Simlim hay Funan Center; mua sắm ban đêm có thể tìm đến khu Ấn Độ với siêu thị bình dân Mustafa mở cửa suốt đêm… Lưu ý là nên mang theo hộ chiếu (nếu bạn muốn hoàn thuế) và yêu cầu cho bạn thẻ bảo hành, phiếu hoàn thuế. Bạn đừng ngại trả giá và thử đồ.
Tại Singapore, ngoài những điều ai cũng biết như không được nhai kẹo cao su, cấm hút thuốc nơi công cộng, bạn cũng nên chú ý trên xe buýt, tàu điện ngầm cũng không cho phép ăn uống, nếu vi phạm sẽ bị phạt nặng.
Ở Singapore, việc đưa tiền boa không bắt buộc. Các hóa đơn tính tiền ở hầu hết các khách sạn và nhà hàng đều có cộng thêm 10% phí phục vụ.
Khá gần gũi với Việt Nam, Myanmar đang là tour được nhiều du khách trong nước lựa chọn bởi không quá xa và giá tour cũng không quá cao. Song cũng như nhiều đất nước châu Á có nền văn hóa phong phú khác, phong tục tập quán Myanmar cũng có nhiều điều thú vị mà bạn cần tìm hiểu trước khi lên đường.
Myanmar nằm ở phía tây bán đảo Trung Nam, với diện tích 676.581km2, thủ đô là Rangoon (Yangon), dân số gần 50 triệu người với 135 dân tộc, trong đó dân tộc Myanmar chiếm 65% dân số. 80% dân số Myanmar theo đạo Phật. Ngôn ngữ chính thức của Myanmar là tiếng Myanmar. Trong các công sở tiếng Anh cũng được dùng tương đối phổ biến. Đơn vị tiền tệ: đồng kyat.
Myanmar là một quốc gia Phật giáo, các công trình kiến trúc và văn hóa của Myanmar mang đậm màu sắc tôn giáo. Tháp Phật có ở khắp mọi nơi, nổi tiếng nhất là tháp vàng Shewedagon ở thủ đô Yangon và một quần thể chùa thờ Phật gồm hơn 200 ngôi chùa ở Bangan. Khí hậu ở Myanmar đều có sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người.
Các địa danh du lịch chủ yếu là thủ đô Yangon, thành phố Bagas và Mandalay. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp và lòng hiếu khách của con người Myanmar luôn để lại cho du khách ấn tượng khó quên.
Đến thăm Myanmar cũng nên tìm hiểu đôi điều về lịch sử đất nước này. Năm 1044, vua Arolong thành lập bá quyền ở Myanmar. Năm 1287, dân tộc Bangladesh nắm quyền đến thế kỷ 16. Năm 1826-1885, thực dân Anh chiếm đóng toàn bộ Myanmar. Năm 1948 Myanmar tách khỏi Anh, trở thành nước cộng hòa độc lập. Năm 1990, sau bầu cử đa đảng quân đội vẫn nắm quyền. Đến năm 1995, các cuộc phản loạn của các dân tộc thiểu số kết thúc theo phương thức đình chiến.
Khí hậu Myanmar có ba mùa. Mùa thu từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Mùa mưa từ tháng 7 đến tháng 9. Mùa thu thích hợp cho du lịch ở Myanmar hơn cả. Mùa mưa, ở Yangon mưa cả ngày lẫn đêm, còn ở Bangan và Mandalay trời lại rất ít mưa. Từ tháng 11 đến tháng 2, khách du lịch đến Myanmar rất đông vì thời gian này ít mưa, khí hậu ôn hòa. Vào các tháng 5, 7, 9 rất ít khách du lịch đến Myanmar.
Bạn cũng cần biết những qui định tối thiểu về hải quan khi nhập cảnh vào Myanmar: chỉ được phép mang 200 điếu thuốc lá, một chai rượu và một lọ nước hoa, nếu có ngoại tệ mang theo phải khai báo vào đơn. Khi xuất cảnh, hải quan Myanmar kiểm tra rất kỹ các hành lý mang theo, nếu mang theo ngoại tệ thì lượng ngoại tệ này không được vượt quá lượng ngoại tệ đã mang vào khi nhập cảnh. Nếu mang hành lý vượt khỏi qui định hải quan Myanmar thì bạn sẽ bị tịch thu và phạt tiền.
Phương tiện giao thông chủ yếu ở các thành phố lớn của Myanmar là taxi với giá cả hợp lý. Để tránh không bị hớ giá xe taxi, bạn cần liên hệ với công ty du lịch. Nếu có thời gian rỗi, một loại phương tiện giao thông thú vị khác để bạn ung dung thưởng ngoạn cảnh đẹp Myanmar chính là xe ba bánh.
Phong tục tập quán của người Myanmar có nhiều nét văn hóa khá thú vị. Người Myanmar không có họ, chỉ có tên. Khi chào nhau, họ thường chắp hai tay trước ngực hoặc cúi đầu chào.
Về tập tục ẩm thực, người Myanmar chỉ ăn hai bữa trong ngày vào lúc 9g sáng và 17g, bữa trưa ăn nhẹ. Trên mâm cơm của người Myanmar thường có rau, tôm, cá. Họ cho rằng nếu thiếu tôm cá thì họ ăn không ngon miệng. Người Myanmar không ăn cơm bằng đũa, trước mặt mỗi người là một chậu nước, trước khi ăn họ phải rửa sạch tay, rồi dùng tay không bốc cơm ăn.
Người dân Myanmar rất yêu chim chóc. Con trâu cũng được trọng vọng. Gặp phải một chú trâu trên đường, bất kể già trẻ trai gái đều phải nhường đường cho chú trâu ấy qua trước. Khi vào thăm đình, chùa, bất kể ai cũng phải cởi giày dép.
Người Myanmar cũng có một phong tục kỳ lạ: để trở thành người đẹp, ngay từ lúc lên 5 tuổi, người con gái phải có một dây đai thắt lưng, sau đó là thêu 30 cái thắt lưng nữa. Khi chọn người con gái để thành gia thất, độ to nhỏ của vòng bụng người con gái cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đối với người con trai Myanmar.
Trung tuần tháng tư là ngày hội té nước. Lễ hội này bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam, Trung Quốc và các nước theo đạo Phật ở Đông Nam Á, đặc biệt là Thái Lan. Vào ngày hội té nước, mọi người thường té nước vào nhau để chúc phúc, theo truyền thuyết té nước vào nhau để rửa bệnh tật, xua đuổi tà ma.
Ngày hội đốt đèn vào tháng mười, tương đương với Tết Trung thu ở Việt Nam, đốt đèn để chào đón Phật tổ trở về từ niết bàn. Ngày hội này kéo dài ba ngày, nhà nhà đều đốt đèn, đốt pháo.
Còn có ngày hội lớn khác là ngày hội độc lập của Myanmar vào ngày 4/1 hằng năm.
Về nghệ thuật, vũ điệu cổ điển của Myanmar rất nổi tiếng, chủ yếu dùng tay, đầu và eo múa trên nền nhạc truyền thống.
Campuchia sẽ là một nơi xứng đáng để bạn khám phá. Chỉ cần khoảng 4 ngày và một số tiền nhỏ khoảng 200 USD (mua tour chọn gói của Cty du lịch), bạn đã có thể định ngày lên đường.
Từ TPHCM muốn đi du lịch sang Campuchia thời điểm hiện nay sẽ có rất nhiều thuận tiện: chi phí thấp, nhiều tuyến xe, nhiều dịch vụ.
Chọn điểm đến:
Có hai địa điểm chính nên đến khi đi Campuchia: Siem Reap và Phnompenh. Siem Reap đã nổi tiếng với quần thể Angkor. Nếu bạn có ít thời gian, chỉ cần đến Siem Reap là đủ. Phnompenh là thủ đô của Campuchia; đến đây, bạn có thể tham quan Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng và ra ngoại ô thăm Cánh đồng chết (Killing Field) – những nơi còn lưu giữ tội ác diệt chủng của Pol Pot.
Tùy theo quỹ thời gian, bạn có thể cân nhắc để chọn lựa điểm đến. Nhưng nếu chuyến đi chỉ có khoảng 4 ngày, tốt nhất là nên đi thẳng đến Siem Reap.
Bạn nên mang theo nhiều tờ đô lẻ. Campuchia là một đất nước hết sức “linh hoạt” về tiền tệ, tiền USD cũng phổ biến y như tiền Riel của họ vậy. Bạn có thể trả tiền đô khi mua kẹo, và người bán sẽ thối lại tiền thừa bằng Riel.
Và cuối cùng, dù đã tham khảo thêm nhiều ý kiến khác, bạn vẫn nên mang theo một cuốn sách du lịch về Campuchia – như Lonely Planet hay Let’s go. Trong sách bao giờ cũng có đầy đủ bản đồ, địa chỉ khách sạn, giá cả dịch vụ, tóm tắt về lịch sử các địa danh.
Phnompenh:
Ở Phnompenh, xe buýt thường thả khách xuống khu vực gần chợ Psar Tuol Tom Pong (còn gọi là Russian Market). Đây cũng là khu ba lô ở Phnompenh, tương tự như khu Phạm Ngũ Lão của TP.HCM. Các dịch vụ đổi tiền, ăn uống, xe ôm, xe lôi (ở Campuchia gọi là tuk tuk – nhưng không phải tuk tuk kiểu xe lam như ở Thái Lan), cho thuê xe đạp… cũng có đủ ở khu vực này. Nếu Phnompenh chỉ là điểm dừng chân thì bạn nên chọn khách sạn ở đây, sẽ thuận tiện hơn cho việc đi lại.
Còn nếu muốn “lãng mạn” hơn, bạn có thể chọn ở tại khu hồ Boeng Kak hoặc khu bờ sông Tonlesap. Tuy nhiên, cả giá khách sạn lẫn dịch vụ ở đây đều đắt hơn.
Ở Phnompenh, bạn có thể thăm Bảo tàng Tuol Sleng, Cánh đồng chết (cách Phnompenh 15km), chùa Bạc, cung điện, đi chợ Psar Tuol Tom Pong. Từ Phnompenh, có thể chọn xe buýt hoặc tàu thủy để đi Siem Reap.
Siem Reap:
Đến Siem Reap, bạn nên chọn khách sạn xung quanh khu Old Market – khu này tập trung du khách ba lô, nhiều dịch vụ, gần trung tâm. Giá khách sạn ở Siem Reap nhỉnh hơn Phnompenh một chút, nhưng bù lại phòng ốc cũng sạch đẹp hơn.
Đối với một du khách ba lô, một trong những chi phí “đắt đỏ” nhất trong chuyến đi Campuchia là vé tham quan Angkor.
Có đủ loại phương tiện để tham quan Angkor: xe đạp, xe đạp điện, xe ôm, xe tuk tuk (xe lôi)… và dĩ nhiên là cả ôtô 4 chỗ lẫn… trực thăng và khinh khí cầu. Nếu đi xe ôm hoặc tuk tuk, bạn cần thỏa thuận giá cả trước, khoảng 8 USD/ngày đối với xe ôm và 12 USD/ngày đối với tuk tuk.
Tuy nhiên, phương tiện tuyệt vời nhất để thăm thú Angkor là xe đạp điện. Bạn đừng ngại mình “lạ nước lạ cái”, không biết đường sá. Đường đến Angkor có bảng chỉ dẫn rất rõ ràng. Xe đạp điện do một công ty “bao thầu” cho thuê, nên trước các khu đền ở Angkor đều có chỗ giữ xe và thay pin (miễn phí); những địa điểm này đều được đánh dấu cụ thể trong bản đồ Angkor, bạn có thể lấy bản đồ ngay khi thuê xe (cũng miễn phí). Đi xe đạp điện vừa tiết kiệm sức, vừa chủ động, thậm chí bạn có thể thong dong chạy xe vào ngay giữa các khu thành quách.
Những nơi không thể bỏ qua là: Angkor Wat (tháp quay về hướng Tây nên rất đông du khách tập trung ở đây vào buổi chiều để ngắm mặt trời lặn), Angkor Thom (thành phố rộng khoảng 9km2 với kiến trúc rất kỳ vĩ), Bayon (ngôi đền nổi tiếng với những tượng Phật mỉm cười), Ta Prohm (nơi những cây cổ thụ khổng lồ mọc len lỏi giữa đền đài đổ nát, tạo thành một kỳ quan vô cùng độc đáo – đây cũng là phim trường cho bộ phim Tomb Raider). Ngoài ra, còn rất nhiều khu đền đài tuyệt đẹp như Phnom Bakheng, Banteay Srei, Preah Khan…
Trong khu Angkor có đầy đủ hàng quán bán thức ăn, và bạn đừng quên trả giá (giá ghi sẵn trên thực đơn thường đã được “nói thách” thêm khoảng 1/3).
Nếu muốn mua quà lưu niệm hoặc tìm vài món đồ là lạ, bạn có thể ra chợ cũ (Old Market), và cũng hãy nhớ trả giá. Buổi tối ở Siem Reap cũng có thể dạo quanh khu vực này để ăn tối, uống cà phê. Nơi đây chỉ có một đoạn phố ngắn nhưng quán cà phê, quán bar và nhà hàng chen nhau san sát, và hầu như quán nào cũng đẹp.
Gần như toàn bộ khách du lịch ở Siem Reap đều đổ về đây vào buổi tối, tạo nên một bầu không khí rất sinh động. Ở đó, bạn có thể đọc sách, nghe nhạc, nhấm nháp cà phê, và bàn đủ chuyện với những người bạn đến từ bốn phương.
Muốn đi du lịch Trung Quốc, bạn nên đổi sẵn nhân dân tệ đủ để bạn mua sắm những thứ đơn giản.
Trung Quốc có rất nhiều điểm rút tiền nên bạn hãy dùng thẻ ATM để tiện dụng và an toàn. Bạn cũng cần photo sẵn passport để đổi tiền ở các ngân hàng thương mại hay ngoài quốc doanh. Việc mua sắm bằng tiền USD ở Trung Quốc không phổ biến, trừ những nơi chuyên bán hàng cho khách du lịch. Những nơi này chấp nhận thanh toán bằng tất cả loại tiền của các nước. Nên kiểm tra kỹ khi nhận tiền trả lại (tiền thối). Đặc biệt đối với các loại tiền mệnh giá lớn nên đòi lấy tiền mới khi chao nghiêng ra ánh sáng các hình chìm hiện rõ nét.
Khi mua hàng ở Trung Quốc phải trả giá, xem kỹ hàng trước khi mua. Rất ít người, kể cả giới taxi biết nói tiếng Anh. Chuẩn bị sẵn bản đồ, địa chỉ nơi mình ở để đưa cho tài xế taxi khi lạc đường. Các biển hướng dẫn tại điểm tham quan, món ăn tại nhà hàng cũng không đề tiếng Anh nên du khách sẽ khó khăn khi tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tại nước này. Nếu có thể bạn nên đi cùng hướng dẫn viên và người biết tiếng Trung. Cẩn thận hơn, nên viết vào một tờ giấy những câu nói thông dụng bằng song ngữ để sử dụng khi cần thiết và mang một cây bút, tờ giấy phòng khi phải diễn giải bằng hình vẽ.
Không nên để tài sản và những vật dụng quan trọng ở ngăn ngoài, bên hông hay phía trước vali. Đây là những vị trí “thuận lợi” cho kẻ trộm cắp ra tay và bạn không thể lúc nào cũng ôm khư khư hay tập trung trông hành lý được.
Không nên tìm điện thoại trong túi, vali khi tình cờ có ai đó nhắc bạn rằng bạn đang có điện thoại. Rất có thể “người có lòng tốt” nhắc bạn chính là một kẻ cắp “giả dạng”. Vì thế, thay vì kiểm tra ngay điện thoại, bạn không làm gì hết và chỉ bí mật kiểm tra ngay khi có thể. Thay cho túi mỹ phẩm cồng kềnh, bạn hãy mua những bộ kit sản phẩm nhỏ hoặc mua những sản phẩm đa chức năng vừa đủ sử dụng trong thời gian đi nghỉ. Không nên vội vàng chen lấn để xếp hàng lên máy bay, tàu, xe… khi nghe thông báo (vừa mất trật tự lại dễ bị móc túi). Cần ngồi yên ở ghế chờ mọi người tuần tự sắp hàng. Hãy nhớ rằng bạn đã đặt chỗ rồi, không ai có thể lấy mất chỗ của bạn và chuyến đi sẽ chỉ bắt đầu sau khi mọi thứ đã được kiểm tra đầy đủ!
Bạn hãy lưu tất cả những tài liệu, thông tin quan trọng như số chuyến bay, số thẻ tín dụng, passport… để lỡ có mất chúng, bạn chỉ cần nhắp chuột để tìm lại! Để tránh nhầm lẫn hay thất lạc hành lý của mình, bạn nên đánh dấu vali của mình với những miếng dán màu hoặc bất kỳ dấu hiệu nào dễ thấy nhất đối với bạn. Nếu cả nhà cùng đi du lịch, hãy mua vali đồng màu cho các thành viên. Bạn nên nghiên cứu trước thời tiết tại các danh thắng du lịch thông qua các website hoặc công ty lữ hành, để chuẩn bị quần áo phù hợp. Mùa đông, nhiệt độ tại Bắc Kinh có thể xuống dưới 0 độ C.
Đi tham quan, du khách nên sử dụng giầy thấp, ô che nắng vì sẽ phải đi bộ nhiều. Cần cẩn thận khi mua đồ trang sức, đá quý, thuốc chữa bệnh, đồ điện tử, rất dễ bị làm giả. Tại các điểm tham quan, bạn phải tuân theo sự hướng dẫn của người dẫn đoàn, nếu cần tách đoàn vì việc riêng phải báo cho trưởng đoàn, hoặc người đi trước biết. Nhiều địa điểm tham quan tại Trung Quốc có cửa vào và cửa ra tách biệt, do vậy bạn cần đi theo đúng lộ trình.
Hãy tự mình mang vác đồ đạc vào khách sạn nếu không muốn phải trả tiền bê đồ cho nhân viên, hãy mua sắm ở mọi lúc mọi nơi chứ đừng chờ đến sân bay miễn thuế, hãy đi Disneyland vào buổi chiều…
1. Cẩn thận với túi tiền của mình
Tiền luôn luôn là vấn đề đầu tiên phải quan tâm mỗi khi đi du lịch. Hong Kong, Macau lại là những nơi đắt đỏ nên bất cứ cái gì cũng động đến tiền. Hãy tự xách va ly của mình khi bước vào khách sạn bởi khi nhân viên của khách sạn xách đồ giùm bạn, bạn sẽ phải trả họ ít nhất là 5 HKD. Khi đi mua sắm cũng vậy, Hong Kong là thiên đường mua sắm nên bạn cứ cẩn thận không túi tiền “dẹp lép” lúc nào không biết đâu. Vào các sòng bạc cũng thế, nếu bạn muốn thử vận may thì hãy đánh nhanh rút gọn và biết điểm dừng không nên ở lại quá lâu, nếu không muốn ra về khi không còn 1 xu dính túi.
2. Hãy mang thức ăn từ Việt Nam
Hãy chuẩn bị sẵn 1 ít đồ ăn từ lúc ở Việt Nam như lương khô, ruốc, muối vừng để phòng trường hợp không nuốt nổi thức ăn vừa ngọt vừa nhiều dầu mỡ ở Hong Kong. Nếu có thể hãy mang theo 1 chai nước sâm hoặc trà gừng để uống khi mệt mỏi.
3. Thuốc chống say
Từ Hong Kong muốn sang Macau sẽ phải mất 1 tiếng đi tàu biển nhưng 1 tiếng này sẽ thực sự trở thành cơn ác mộng đối với những ai hay bị say tàu xe. Ngoài biển ở Hong Kong sóng to, gió lớn khiến tàu biển sẽ nghiêng bên này, lắc bên kia, lên lên xuống xuống. Nhiều người hay bị say tàu xe trong đoàn du lịch của tôi đã “vật vã” trong suốt 1 tiếng đó và họ còn bị ám ảnh suốt mấy ngày hôm sau.
4. Chuẩn bị thật nhiều tiền xu
Đến Hong Kong, Macau bạn sẽ được đi thăm quan rất nhiều ngôi chùa và đền thờ linh thiêng. Chính vì vậy hãy chuẩn bị thật nhiều tiền xu để cầu may mắn cho mình và cho người thân, bạn bè.
5. Đi Disneyland vào buổi chiều
Hãy đi tham quan Disneyland vào buổi chiều để có thể thưởng thức được buổi diễu hành hoành tráng của các nhân vật hoạt hình diễn ra vào 3h chiều mỗi ngày. Đó là một màn trình diễn không thể bỏ qua khi tới Disneyland.
6. Shopping mọi lúc mọi nơi nếu có thể
Đừng bao giờ nghĩ đến việc để dành đến lúc về tới sân bay Hong Kong mua hàng miễn thuế duty free bởi các nhãn hiệu được bày bán ở các shop trong trung tâm thành phố cũng đã là miễn thuế rồi. Còn ở sân bay Hong Kong cũng chỉ toàn là đồ hiệu với giá cả cũng “hiệu” vô cùng và còn ít sự lựa chọn hơn. Vì vậy nếu có thể, bạn hãy tranh thủ mua sắm những gì mình thích ngay tức khắc ở mọi lúc và mọi nơi đặt chân đến.
7. Chọn khu mua sắm
Những khu mua sắm danh tiếng ở Hong Kong mà bạn có thể tới là tòa nhà 16 tầng ở Quảng trường Thời Đại với hàng trăm cửa hàng lớn nhỏ. Chú ý là càng đi lên tầng trên cao thì giá các mặt hàng lại càng rẻ. Thứ 2 là Milan Station ở ngay gần Quảng trường Thời Đại. Ở đây chuyên bán hàng hiệu second hand với giá cả rất phải chăng phù hợp với túi tiền của nhiều khách du lịch. Tiếp đến là các khu thương mại trong Causeway Bay và con đường Nathan với vô vàn các sản phẩm từ điện tử, y dược, quần áo, đồ trang sức, mỹ phẩm, đồ lưu niệm,… Nếu bạn muốn lùng hàng rẻ thì hãy tới khu chợ Đàn Bà hoặc con phố Lee Garden. Tại đây chuyên bày bán những mặt hàng đã hết mốt hoặc hàng trôi nổi nhưng giá cả thì “mềm” vô cùng. Còn ở Macau thì bạn có thể shopping trong khu tổ hợp sòng bạc The Venetian nổi tiếng.
8. Nhà vệ sinh trong sòng bạc Grand Lisboa
Một điểm đến ngoài lề nhưng thú vị không kém là nhà vệ sinh trong khu sòng bạc Grand Lisboa của trùm sòng bạc nổi tiếng Macau Stanley Ho. Những người trẻ tuổi như chúng ta sẽ có cơ hội mở mang tầm mắt khi bước vào 1 toilet long lanh và hiện đại một cách “điên đảo”. Bốn bức tường và bồn rửa mặt được đính pha lê, hệ thống tự động từ A đến Z sẽ khiến bạn tưởng như đang lạc vào một cung điện nào đó. Nơi đây cũng rất thích hợp để pose những tấm ảnh “tự sướng” đem về khoe với bạn bè.
9. Mang theo dắc cắm điện
Một điểm mà khi đi du lịch nước ngoài ai cũng biết nhưng hầu như ai cũng quên. Ở Trung Quốc hay Hong Kong đều sử dụng lỗ cắm điện 3 chạc nên để đề phòng khách sạn nơi mình ở không có rắc cắm tích hợp 2 chạc như ở Việt Nam, bạn nên đem 1 cái từ nhà đi để có thể sạc được điện thoại, pin máy ảnh hay laptop. Hầu như bất kỳ cửa hàng đồ điện nào ở Việt Nam cũng đều có bán loại này.
Nhiều khách sạn ở Hàn Quốc thường không phục vụ các vật dụng vệ sinh cá nhân trong phòng nghỉ. Một số còn tính tiền dịch vụ nếu du khách sử dụng bàn chải đánh răng, kem đánh răng, lược của khách sạn.
Vì vậy, khi đi du lịch Hàn Quốc, du khách nhớ mang theo dầu gội đầu, sữa tắm, bàn chải đánh răng, kem đánh răng…
Ngoài ra, để phòng trường hợp không quen với hương vị các món ăn Hàn Quốc, du khách có thể mang theo mì ăn liền (mì bát, mì ly). Thức ăn Hàn Quốc thường có hương sâm và vị nhạt hơn nhiều so với thức ăn Việt Nam.
Du khách cần mang giày, dép thấp gót vì khi đi đến tham quan nhiều khu vui chơi ở Hàn Quốc (nhất là vào mùa hè) thường rất đông khách nên phải xếp hàng rất lâu.
Nếu hàng hóa đã được niêm yết thì du khách không cần mặc cả nhưng đối với những mặt hàng không niêm yết giá sẵn thì du khách có thể mặc cả “mạnh miệng”, giảm xuống đến 50% giá bán mà tiểu thương đưa ra.
Tại chợ Đông Đại Môn có rất nhiều quần áo có mẫu mã, mình vải hoàn toàn giống như quần áo Hàn Quốc bán ở một vài siêu thị tại TP.HCM nhưng giá bán rẻ hơn phân nửa, chỉ khoảng 10 – 12 USD/cái.
Tiền tệ : Đồng tiền của Hàn Quốc là đồng won, tiền giấy có loại 1.000 (US$ 1.05), 5.000, và 10.000 won, còn tiền xu có loại 10 won, 50 won, 100 won và 500 won. Nói chung, các ngân hàng ở Hàn Quốc thường mở cửa từ 09:30 sáng. 16:30 chiều, từ thứ Hai đến thứ Sáu. Các máy rút tiền tự động hoạt động 24 giờ trong ngày. Hầu hết các cửa hàng lớn, các khách sạn và nhà hàng ở Hàn Quốc đều chấp nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng quốc tế. Tuy nhiên, du khách nên mang theo tiền mặt, vì có nhiều cửa hàng nhỏ hơn có thể không chấp nhận bất cứ loại thẻ tín dụng nào.
Kiểm dịch động thực vật : Tất cả các loài động, thực vật và các sản phẩm từ động thực vật nhập khẩu vào Hàn Quốc đều phải kiểm dịch ở sân bay, cảng vào thời điểm đến.
Trung tâm thông tin du lịch (thuộc KNTO – Tổ chức du lịch quốc gia Hàn Quốc) luôn sẵn sàng phục vụ du khách ở tất cả các điểm du lịch lớn và các sân bay. Trung tâm này mở cửa từ 9 giờ sáng đến 6 giờ chiều. (Tháng Mười Một đến tháng Hai, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều). KNTO còn cung cấp thông tin du lịch trên mạng thông tin trực tuyến. Vào các ngày lễ Tết truyền thống, khoảng một phần tư dân số Hàn Quốc sẽ về thăm quê hương và gia đình, vì vậy du khách nên tìm hiểu, đặt hành trình và nơi nghỉ trước ít nhất là ba tháng trong những dịp này. Dịp bận rộn nhất đối với du lịch là Tết Nguyên Đán, kì nghỉ hè (tuần cuối cùng của tháng Bảy cho tới tuần thứ ba của tháng Tám), Tết Chuseok (Rằm trung thu, ngày 15/8 theo lịch âm).
Trong những ngày quốc lễ, các văn phòng và ngân hàng đều đóng cửa, còn các cung điện, bảo tàng, nhà hàng, siêu thị, cửa hàng bách hoá, rạp chiếu phim và các trung tâm vui chơi giải trí lại luôn mở cửa đón du khách.
Hàng loạt các sự kiện, lễ hội, và các chương trình biểu diễn đặc biệt như sandaenori (múa mặt nạ) và nongak (nhạc đồng quê) được tổ chức ở nhiều nơi để chào đón du khách quốc tế.
Nhật Bản thuộc vùng ôn đới có bốn mùa mang những đặc điểm riêng. Mùa Xuân và mùa Thu là hai mùa đẹp nhất trong năm. Thời gian lý tưởng nhất để đến Nhật bản là vào nửa cuối tháng 3 đến nửa đầu tháng 4 – lúc hoa Anh Đào nở rộ và từ nửa cuối tháng 10 đến nửa đầu tháng 11 – là thời kỳ bạn có thể ngắm lá vàng lá đỏ. Nhiệt độ trung bình cả năm ở Tokyo là 15,6 độ C nhưng mùa hè nhiệt độ ở đây thường trên 30 độ C và ban đêm hơn 25 độ C. Mùa đông Tokyo rất lạnh, nhiều khi có tuyết. Nhiệt độ trung bình ở Okinawa vào tháng Giênglà 16 độ C. Trong khi đó, các vùng khác lại tương đối mát ngay cả mùa hè, chẳng hạn như Abashiri ở Hokkaido, nhiệt độ trung bình trong tháng 8 là 19,1 độ C.
Giao thông ở Nhật Bản:
Hệ thống giao thông công cộng ở Nhật Bản rất hiện đại, dịch vụ tốt, tầu điện ngầm, tầu nổi và xe buýt rất phổ biến và thuận tiện. Hệ thống thông tin, chỉ dẫn tại các ga tầu rất rõ ràng, dễ hiểu. Có cả chi dẫn bằng tiếng Anh kèm theo.
Tiền tệ:
Tiền Yên (JPY). 1JPY tương đương 196 VND; 1USD tương đương 95 JPY. Tỷ giá lên xuống tùy thời điểm. Khi đến Nhật Bản tốt nhất bạn nên mang theo tiền Yên, hầu hết các khách sạn, nhà hàng, cửa hàng, cửa hiệu đều thanh toán bằng tiền Yên, không thu Đô La Mỹ.
Múi giờ:
Tại Nhật: đi trước giờ Việt Nam 02 tiếng. Ví dụ: Tại Việt Nam là 12h00 trưa thì tại Nhật là 14:00 chiều cùng ngày.
Xin visa vào Nhật Bản:
Đối với người có hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ: được miễn thị thực Nhật Bản từ ngày 01/5/2005 theo qui định của Bộ Ngoại Giao hai nước Việt Nam – Nhật Bản.
Người có hộ chiếu phổ thông cần phải xin thị thực nhập cảnh Nhật Bản. Nộp hồ sơ cho bộ phận lãnh sự của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam. Nhận hồ sơ vào buổi sáng các ngày làm việc, trả kết quả vào các buổi chiều. Thời gian trả kết quả là sau 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ.
Mua sắm hàng hóa:
Thuế VAT ở Nhật là 5%. Người nước ngoài được miễn VAT khi mua hàng với điều kiện phải mua ở các cửa hàng miễn thuế và phải trình hộ chiếu. Vì vậy khi mua hàng ở Nhật , đặc biệt là đồ điện tử (ví dụ tại Akihabara, Big Camera …) bạn nên nhìn biển của cửa hàng có đề chữ “Duty Free Shop” , nếu không ghi gì thì tốt nhất bạn nên hỏi nhân viêc bán hàng xem có được miễn thuế không trước khi quyết định mua. Lưu ý nếu được miễn thuế người ta sẽ khấu trừ luôn tiền thuế vào hóa đơn nhưng bạn phải giữ hoá đơn phòng khi cần xuất trình tại sân bay. (Khác với các nước Châu Âu là dù được miễn thuế cũng phải trả cả tiền thuế ngay khi mua hàng, sau đó ra sân bay trình hoá đơn cho Hải quan, khi đó số hàng này mới được trừ thuế và số tiền này có thể lấy lại trực tiếp tại sân bay).
Cư xử:
Người Nhật rất coi trọng tự do cá nhân vì vậy không nên cười nói lớn tiếng hoặc đùa giỡn nơi công cộng /nhà hàng làm ảnh hưởng tới người khác. Xả rác, hút thuốc nơi có bảng cấm sẽ bị phạt vi cảnh. Khi xả rác phải để ý phân loại rác theo chỉ dẫn.
Vật dụng mang theo:
Nên mang theo giầy nhẹ, đế bằng và kín chân để tạo cảm giác thoải mái khi đi bộ. Nên mang theo áo khoác trong trường hợp khí hậu thay đổi đột ngột vào ban đêm. Nên trang bị túi thuốc cá nhân gồm các loại thuốc đặc trị cho bệnh của bạn vì ở Nhật và nhiều nước khác khi mua thuốc điều trị cần phải có đơn của bác sỹ địa phương.
Không nên mang theo đồ ăn, nhất là đồ tươi sống vào Nhật Bản. Nếu Hải quan cửa khẩu của họ phát hiện sẽ bị buộc đổ vào thùng rác.
Không mang hơn US$7,000 và quá 15.000.000 đồng ra khỏi nước Việt Nam. Nếu bạn cần sử dụng nhiều nên mang theo các loại thẻ tín dụng như: Master Card, Visa Card, ANZ, HSBC, VCB, ACB…
Ngoài hành lý gửi (tối đa 20 kg, quá cước phải đóng thuế theo hãng hàng không), bạn được mang hành lý xách tay (tối đa 7kg và kích cỡ theo quy định hãng máy bay). Nên cho thêm một bộ quần áo cùng vật dụng cần thiết vào hành lý xách tay đề phòng khi thất lạc hành lý ký gửi thì bạn vẫn có đồ đạc để sử dụng ngay. Thông thường hành lý ký gửi khoảng 23 – 24 kg thì cũng không phải trả thêm cước.
Lưu ý khi sử dụng các dịch vụ khách sạn:
Điện dùng ở Nhật là 100V, ổ cắm dẹt, 2 lỗ. Bạn nên mang theo phích cắm dẹt 2 chân và hoặc phích chuyển đổi từ ổ dẹt ra ổ tròn.
Đa số các khách sạn đều có dịch vụ PAY TIVI (chiếu các loại phim giải trí) nếu không xem đề nghị không bấm nút PAY, nếu nhấn nút rồi sau đó không xem bạn vẫn phải thanh toán tiền.
Có thể trong một vài khách sạn có sử dụng hệ thống robot minibar (tủ lạnh chứa thực phẩm tự động), nếu không sử dụng không nên nhấn nút lấy các sản phẩm, trong trường hợp đã nhấn nút lấy thực phẩm không nhét trả trở lại vì máy đã tính tiền rồi.
Điện thoại:
Điện thoại ở khách sạn rất đắt. Vì thế, bạn nên mua thẻ điện thoại ở Nhật Bản rồi gọi tại các cabin điện thoại công cộng, hoặc bỏ xu trực tiếp vào các máy điện thoại công cộng. Mỗi lần gọi nội thành bỏ vào máy 100 Yên. Đối với người có điện thoại cầm tay có thể đăng ký mở roaming tại Việt Nam và sử dụng điện thoại của mình tại Nhật, tuy nhiên điện thoại của bạn phải có chương trình hỗ trợ 3G thì mới dùng được ở Nhật. Có thể thuê điện thoại di dộng (ví dụ tại quầy ABC gần chỗ bán vé Limousine Bus) ngay tại sân bay sau khi làm xong thủ tục nhập cảnh, tiền cước rẻ hơn là gọi từ di động của chính mình. Ngoài việc trả 1 khoản cố định cho việc thuê 1 chiếc điện thoại di động khoảng 2000 Yên/ tuần, bạn phải trả tiền cước cho từng cuộc gọi là 80 Yên/phút nếu gọi trong thành phố, 200 Yên/ phút nếu gọi quốc tế. Tuy nhiên bạn chỉ được chọn 1 trong 2 loại mức cước nói trên, nghĩa là nếu chọn mức cước 80 Yên/phút thì không gọi được quốc tế, nếu chọn mức 200 Yên/phút thì dù gọi nội thành cũng vẫn bị tính mức 200 Yên/phút chứ không phải 80 Yên/phút. Trả điện thoại và thanh toán tại sân bay, gần quầy Check – In của Việt Nam airline khi về nước. Khi thuê điện thoại phải xuất trình hộ chiếu và thẻ tín dụng. Thanh toán bằng thẻ tín dụng.
– Gọi điện thoại từ Việt Nam sang Nhật Bản:
0081 + mã vùng + số thêu bao của Nhật. Nếu mã vùng và số thuê bao bắt đầu bằng chữ số 0 thì bỏ số 0 đi rồi bấm các số tiếp theo:
Ví dụ : 00 81 3 – 5402 – 8003 (gọi số 03 – 5402 – 8003 ở Tokyo)
00 81 90 – 4831 – 4723 (gọi số di động 090 – 4831 – 4723)
– Từ Nhật Bản gọi về Việt Nam:
Ví dụ : 010 84 – 4 – 3934 8143 (Gọi số 3934 8143 ở Hà Nội)
010 84 – 903 350.350 (Gọi số di động 0903 350 350)
– Điện thoại khẩn cấp tại Nhật bản:
Khi có người bị đột quỵ, ốm đau, khi có hỏa hoạn hoặc có người bị thương do hỏa hoạn hoặc do tai nạn giao thông cần xe cứu thương hoặc cần cứu hộ …ấn số 119. Điện thoại viên trực 24/24, tiếng Anh, không mất phí.
Khi cần báo cảnh sát vì lý do bị tai nạn giao thông hoặc bị tội phạm tấn công, cướp giật…gọi số 110. Nếu bạn không nói được tiếng Nhật, tổng đài 110 sẽ hướng dẫn phím chuyển để kết nối tới thông dịch phiên (tiếng Anh hoặc một ngôn ngữ nào đó).
Cứu hộ trên biển gọi số 118.
Thông tin liên quan đến mất hộ chiếu, cấp hộ chiếu mới, visa … liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Tokyo, địa chỉ: 50-11 Motoyoyogi-cho, Shibuya-ku, Tokyo 151-0062, Tel: 03-3466-3311 (bộ phận lãnh sự); Fax: 03-3466-7652 hoặc Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản, địa chỉ:
Osaka-fu, Osaka-shi, Chuo-ku, Bakuro-cho 1-4-10
Estate Bakurocho Building 10F, 541-0059 Japan
Tel: 06-6263-1600 Fax: 06-6263-1770
Trên thị thực (visa)
Ngày phát hành visa (Issued date), ngày hết hạn (expiration date), số lần được nhập vào (entry), 1 lần (single – S), 2 lần (Double- 2), nhiều lần (Multi – M) và thời gian lưu trú (30, 90 ngày…)
Thông thường các ký hiệu này sẽ được sử dụng chữ viết tắt như S.M và riêng Double thì sử dụng số 2. Bên cạnh đó sẽ luôn có thông tin về số hộ chiếu, tên và giới tính… bạn nên kiểm tra thật kỹ đề phòng trường hợp nhân viên thị thực sai sót. Do visa được dán trên hộ chiếu nên rất phiền phức khi có sự sơ sót chủ hộ chiếu là nữ và visa laị ghi giới tính…nam.
Trên vé máy bay.
1. Vé giấy (paper ticket), hiện nay loại vé này đã được thay thế hầu hết bằng vé điện tử, tuy nhiên không thể nói là sẽ không còn thấy nó xuất hiện. Với các loại vé này, hành khách sẽ tìm, đọc và kiểm tra những thông tin sau:
2. Ô chuyển nhượng (endorsement), thông thường ô này sẽ ghi những điều kiện chung của vé. Ô thường đặt ở vị trí cao nhất hoặc có khi đặt ở dưới ô ghi lộ trình.
3. Họ tên và giới tính được ghi trong cùng một ô là Tên hành khách (passenger’s name)
4. Ô lộ trình (routing) sẽ được ghi từng hàng ngang với điểm khởi hành, mã số của hãng chuyên chở (carrier), số hiệu chuyến bay (flight), ngày khởi hành (date) – con số của năm không thể hiện vì hiệu lực tối đa của vé máy bay là một năm, giờ khởi hành (time).
5. Trên vé không thông báo giờ đến, quý khách phải tham khảo lịch bay, giờ bay và giờ đến trên hệ thống đặt giữ chỗ hoặc trên vé. Thông tin quan trọng nữa mà hành khách có thể cần chú ý là số lượng hành lý được phép ký gửi (allow).
6. Với vé điện tử, các thông tin cũng tương tự nhưng cách trình bày có thể khác. Do vậy, theo các thuật ngữ tiếng Anh được cung cấp bên trên, hành khách có thể tìm đọc những thông tin cần biết trước một chuyến đi.
7. Việc sai tên và giới tính in trên vé xảy ra với tỷ lệ cũng khá cao và luôn gây trở ngại trong việc điều chỉnh cũng như trong việc đi lại của hành khách. Do vậy ngay khi thanh tóan, nhận vé hành khách nên kiểm tra những thông tin căn bản thật chặt chẽ để có sự điều chỉnh kịp thời.
8. Trên thẻ lên máy bay (boarding pass)
9. Thẻ lên máy bay có ít thông tin hơn. Cũng với những thông tin họ tên, số hiệu chuyến bay…nhưng thông tin quan trọng nhất mà hành khách cần phải để ý là cửa ra máy bay (boarding gate) và giờ ra máy bay (boarding time). Thông thường, nhân viên làm thủ tục sẽ nhắc nhở với hành khách và khoanh tròn các thông tin trên trước khi hoàn tất công việc của mình.
10. Với những hành trình có điểm nối chuyến, một số hãng hàng không sẽ phát hành thẻ lên máy bay của điểm nối chuyến tại điểm khởi hành. Do vậy, hành khách cũng lưu ý không sử dụng nhằm với các chặng bay và không làm mất thẻ lên máy bay.